top of page

Tờ giấy lịch sử

Quyết định thành lập trường Đại học Chuyên nghiệp Bách Khoa.

Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ năm 1954 đã kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp của nhân dân ta. Cách mạng Việt Nam chuyển sang giai đoạn mới. Miền Bắc bước vào thời kỳ quá độ xây dựng chủ nghĩa xã hội (CNXH) và là hậu phương lớn cho miền Nam tiếp tục cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất Tổ quốc. Nhu cầu về đội ngũ cán bộ có trình độ đại học cho việc thực hiện những nhiệm vụ chiến lược này trở nên hết sức cần thiết. Trước tình hình đó, Đảng và Nhà nước ta, một mặt chủ trương sắp xếp lại và củng cố các trường đại học vừa được tiếp quản từ chính quyền cũ (Cao đẳng Sư phạm, các trường Y-Dược, Luật học, Khoa học và Nhân văn thuộc Viện đại học Hà Nội) và các trường ra đời dưới chế độ Việt Nam dân chủ cộng hoà tại các vùng tự do, vùng giải phóng và các căn cứ kháng chiến (Đại học Y-Dược, Cao đẳng Sư phạm, Cao đẳng Giao thông, Khoa học cơ bản, Toán đại cương, Dự bị đại học v.v..), mặt khác chuẩn bị thành lập thêm các trường mới để tiến tới hình thành đồng bộ hệ thống giáo dục nước nhà.

Đầu năm 1956, Bộ Chính trị thông qua chủ trương đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật cho đất nước. Thực hiện chủ trương này và định hướng phát triển đại học, ngày 6 tháng 3 năm 1956, Bộ trưởng Bộ Giáo dục Nguyễn Văn Huyên đã ký Nghị định số 147/NĐ về việc thành lập trường Đại học Chuyên nghiệp Bách Khoa (nay là trường ĐHBK Hà Nội). Đây là trường đại học kỹ thuật đầu tiên của nước ta có nhiệm vụ đào tạo kỹ sư công nghiệp cho công cuộc xây dựng CNXH ở miền Bắc và đấu tranh giải phóng miền Nam.

Theo Chỉ thị của Trung ương Đảng và Chính phủ, đầu năm học 1956 -1957 Trường đã khai giảng khoá học đầu tiên.

Trước đó, ngay từ tháng 2 năm 1956, Trung ương đã thành lập Tổ công tác chuẩn bị cho sự ra đời trường Đại học Chuyên nghiệp Bách Khoa. Tổ công tác gồm 6 người do kỹ sư Hoàng Xuân Tuỳ phụ trách. Vốn là Chủ nhiệm chính trị sư đoàn 308, huấn luyện viên trường Lục quân từ năm 1946, kỹ sư Hoàng Xuân Tuỳ không chỉ là một cán bộ có năng lực tổ chức, chỉ đạo mà còn có kinh nghiệm về giáo dục, đào tạo. Các thành viên khác trong tổ: kỹ sư Hồ Quốc An - cán bộ Ban Tuyên huấn Trung ương, sau đó trở thành Trưởng phòng Giáo vụ đầu tiên của Trường; Trương Minh Bạch - cán bộ văn phòng Ban Thống nhất Trung ương, sau là Trưởng phòng Quản trị; Nguyễn Sính và Nguyễn Quỹ, hai cán bộ miền Nam tập kết và Nguyễn Ngọc Ngoạn, sau này anh trở thành sinh viên khoá 1 ngành Vô tuyến điện.

Khó khăn lớn nhất bao trùm lên tất cả là thời gian chuẩn bị các điều kiện cần thiết để Trường đi vào hoạt động quá ngắn, trong khi khối lượng công việc cần giải quyết lại quá nhiều và hiểu biết của lớp cán bộ quản lý lúc bấy giờ về một trường đại học kỹ thuật còn quá ít ỏi.

Quyết định chính phủ thành lập trường Bách Khoa

Quyết định thành lập trường Chuyên nghiệp Bách Khoa ( Tiền thân ĐHBKHN bây giờ)


Featured Posts
Check back soon
Once posts are published, you’ll see them here.
Recent Posts
Archive
Search By Tags
Follow Us
  • Facebook Basic Square
  • Twitter Basic Square
  • Google+ Basic Square
bottom of page